Nguyên nhân gây trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ nhỏ

Chứng trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ nhỏ là một bệnh lý phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ. Bệnh dễ dẫn đến nhiều nguy hiểm cho trẻ như trẻ bị sặc sữa, thức ăn qua mũi vào đường thở gây viêm khiến trẻ dễ gặp các vấn đề về hô hấp, nôn ra máu…Có không ít bà mẹ, nhất là người lần đầu nuôi con, đã chủ quan bỏ qua hiện tượng nôn trớ, trào ngược thực quản dạ dày của trẻ, điều này gây nguy hiểm không lường cho trẻ. Vậy nguyên nhân gì khiến trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày như vậy? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dưới đây để biết cách phòng tránh và chữa trị kịp thời cho con em mình tránh sảy ra những trường hợp khôn lường. 

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ em

Nguyên nhân gây trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ nhỏ

Cho trẻ ăn quá nhiều, hoặc cho trẻ bú sai tư thế cũng là nguyên nhân gây chứng trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ em, trong đó phải kể đến các nguyên nhân phổ biến như:

– Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nên khi đưa thức ăn vào dạ dày hoạt động không đều nên dễ gây chứng trào ngược thức ăn lên.

– Cũng vì do dạ dày trẻ chưa hoàn thiện nên khi đưa thức ăn lỏng cho trẻ sẽ dễ dàng lọt ra ngoài khi chỉ xuất hiện một khe hở nhỏ.

– Đối với trẻ sơ sinh, cho trẻ bú sai tư thế cũng có thể gây chứng trào ngược thực quản dạ dày cho trẻ. Hầu hết các bé đều nằm khi bú đặc biệt là khi bú đêm hay bú sữa bình. Ở tư thế này dạ dày như một cốc sữa bị đặt nằm ngang khiến cho sữa dễ trào ra ngoài.

– Bên cạnh đó, trào ngược còn có thể do những bệnh lý khác ảnh hưởng đến chức co bóp hay tiêu hóa của dạ dày ruột như viêm dạ dày, bại não, nhiễm trùng toàn thân.

Triệu chứng nhận biết trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Nguyên nhân gây trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ nhỏ

Trẻ chán ăn, chậm tăng cân, ăn nôn trớ thở khò khè là triệu chứng cho thấy trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày

– Trào ngược sinh lý: xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít, sau ăn và không gây ra triệu chứng gì trẻ vẫn phát triển bình thường.

– Trào ngược bệnh lý: Đây là chứng trào ngược thực quản nguy hiểm ở trẻ xảy ra thường xuyên hơn, và kéo dài hơn. Sau 1 tuổi trẻ vẫn thường bị ọc sữa khi uống hoặc bú, trẻ chậm lên cân, gầy gò, biếng ăn, sợ ăn, hay bị khò khè kéo dài, đáp ứng kém với điều trị, viêm phổi tái phát nhiều lần…

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản

Khi chăm sóc trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày, các mẹ cần lưu ý một vài điểm sau:

– Đối với trẻ sơ sinh, cho trẻ bú, ăn đúng tư thế, tránh để trẻ sặc sữa.

– Nếu trẻ thường xuyên bị trào ngược thực quản, bạn nên chia làm nhiều bữa nhỏ cho trẻ, mỗi lúc ăn cho trẻ ăn từ từ. Sau khi cho trẻ ăn, giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng, tránh rung lắc nhiều khiến trẻ bị nôn trớ ra ngoài.

– Trường hợp trẻ bị nôn, không nên cho ăn lại ngay, nên dùng nước ấm đánh sặc lưỡi hoặc cho trẻ súc miệng.

– Chú ý khi bé ngủ, nên để bé nằm nghiêng tránh trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngửa dễ sặc lên mũi gây tắc đường thở.

Bí quyết giảm trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ

Nguyên nhân gây trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ nhỏ

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, cho trẻ ăn cháo, hoặc thức ăn đặc để tránh bị trào ngược thực quản dạ dày

Để giảm nôn trớ ở trẻ, các mẹ nên áp dụng một vài bí quyết sau:

– Khi cho trẻ bú, nên cho bé ợ hơi khi bú hết 1 bên ngực hoặc khoảng 50ml sữa, rồi tiếp tục cho bú bên thứ 2.

-Cho thêm 1 thìa cà phê bột gạo sữa vào bình sữa công thức hoặc sữa mẹ đã được vắt ra.

-Ôm bé thẳng đứng 20-30 phút sau khi bú

-Kê cao đầu bé khi ngủ

– Vì dạ dày trẻ chưa hoàn thiện, nên nấu đồ ăn đặc hơn và dễ tiêu hóa cho trẻ, tránh nôn trớ

– Tránh cho trẻ ăn một số thực phẩm làm tăng khả năng trào ngược dạ dày thực quản như: nước cam, quýt, bưởi, thực phẩm giàu chất béo, So-co-la, cà phê, tỏi, hành, thức ăn cay, xốt cà chua…

– Ngoài ra để tránh mắc chứng trào ngược do bệnh lý khác gây ra cha mẹ nên cho bé đi khám định kỳ để để phát hiện bệnh kịp thời, đảm bảo quá trình phát triển của trẻ diễn ra bình thường và tránh những điều đáng tiếc.

Trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý như nôn trớ nhiều lần, nôn trớ ngay cả khi không ăn no, biếng ăn, gầy gò, viêm đường hô hấp kéo dài thì nên đưa trẻ đến các cơ sở ý tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng nề.